Hiểu như thế nào về rối loạn sắc tố da
Rối loạn sắc tố da dẫn đến một vùng da có màu bất thường, có thể đậm hoặc sáng màu hơn các vùng da xung quanh dẫn đến làn da không đều màu và mất thẩm mỹ. Tìm hiểu tình trạng rối loạn sắc tố da giúp bạn hiểu hơn về da mình cũng như biết cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp.
Rối loạn tăng sắc tố da là gì?
Rối loạn tăng sắc tố da mặt là một tình trạng bệnh lý hay gặp trên lâm sàng. Chẩn đoán bệnh nói chung khá phức tạp, do đó vấn đề điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các rối loạn sắc tố da mặt xuất hiện ở làn da tối màu, dựa trên vị trí phân bố của sắc tố melanin cũng như màu sắc của tổn thương trên lâm sàng và dưới ánh sáng đèn Wood, người ta chia ra 3 loại tăng sắc tố chính:
- Tăng sắc tố màu nâu: do tăng lượng melanin ở lớp tế bào đáy của thượng bì qua 2 cơ chế chính ( Tăng sản xuất melanin, số lượng tế bào hắc tố vẫn bình thường, tăng số lượng tế bào hắc tố). Trên lâm sàng thường gặp các bệnh như rám má thượng bì, lentigines, tàn nhang…
- Tăng sắc tố màu xanh: do tăng lượng melanin ở trung bì qua 3 cơ chế chính ( tăng vận chuyển melanin từ thượng bì xuống trung bì, tăng sản xuất melanin bởi tế bào hắc tố ở trung bì, các sắc tố ngoại sinh lắng đọng ở trung bì). Trên lâm sàng thường gặp các bệnh như rám má trung bì, bớt Hori, tăng sắc tố Riehl, ochronosis ngoại sinh…
- Tăng sắc tố hỗn hợp: mang đặc điểm của 2 loại trên, chủ yếu hay gặp là rám má hỗn hợp.
Các bệnh rối loạn tăng sắc tố da mặt hay gặp
Rối loạn tăng sắc tố thượng bì
- Tàn nhang (Ephelides or freckles): là những dát tăng sắc tố màu vàng hay xám nâu, xảy ra ở những vùng hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khởi bệnh còn trẻ và hay gặp ở những người da trắng, tóc nâu sáng.
- Lentigo simlex: là những mảng tăng sắc tố màu nâu sáng hay đen, giới hạn rõ, gặp cả ở vùng niêm mạc. Khởi bệnh từ lúc mới sinh, không đối xứng 2 bên.
- Solar lentigenes: là những mảng màu nâu , không đối xứng, giới hạn rõ, là bệnh lão hoá do tuổi tác hay gặp ở mặt và cánh tay.
- Dát sắc tố vùng môi ( Labial melanotic macules): là dát sắc tố, giới hạn rõ, thường xảy ra ở môi dưới, không đối xứng.
- Viêm da tuyến bả: có triệu chứng tương tự Solar lentigenes, nhưng mảng sắc tố này dày hơn, nổi cao hơn mặt da, gặp tất cả mọi nơi trên cơ thể.
Bệnh chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường, đặc biệt là tia UV. Do đó việc sử dụng kem chống nắng là vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh, kết hợp với laser thẩm mĩ
Rối loạn tăng sắc tố trung bì
Rám má trung bì: hay gặp hơn rám má thượng bì. Tổn thương là dát tăng sắc tố màu nâu xám, ranh giới thường không rõ, đối xứng ở má, trán, cằm. Dưới ánh sáng đèn Wood, tổn thương mờ nhạt hơn. Nguyên nhân tương tự như rám má thượng bì. Điều trị rám má trung bì khó khăn hơn rám má thượng bì do kém đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ. Chủ yếu cần sự can thiệp của laser
Bớt Hori: là rối loạn tăng sắc tố mắc phải ở người phương Đông do hoạt hóa tế bào sắc tố bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: tia UV, hormon, viêm…. Bệnh khởi phát sớm 94,5 % sau 11 tuổi. Tổn thương là dát mà nâu xám/ xanh xám dạng lốm đốm đối xứng 2 bên gò má. Điều trị thuốc bôi hầu như không có tác dụng. Laser đem lại hiệu quả cao, tỉ lệ tái phát thấp.
Tăng sắc tố Riehl: Là một dạng viêm da tiếp xúc do mĩ phẩm và chất. Dát tăng sắc tố màu nâu/ đen lan tỏa hoặc dạng mạng lưới, thường có tổn thương vệ tinh quanh nang lông, bong vảy nhẹ. Đôi khi dát đỏ và ngứa. Vị trí tổn thương khởi đầu ở vùng trán, thái dương, sau lan rộng ra khắp mặt. Điều trị có hiệu quả bằng laser QS Nd: YAG, IPL…
Ochronosis ngoại sinh: là một rối loạn tăng sắc tố mắc phải, liên quan đến thuốc làm trắng tại chỗ như hydroquinon, resorcinol, phenol hoặc thuốc tiêm (thuốc kháng sốt rét quinine). Ở giai đoạn điển hình, tổn thương là sẩn màu nâu đen, phân bố dạng chấm hoặc dạng trứng cá muối caviar, thường ở mặt trong má, vùng trán, thái dương, quanh mắt, ít hơn ở quanh miệng hay cằm.
Rối loạn tăng sắc tố hỗn hợp
Trên lâm sàng chủ yếu gặp rám má hỗn hợp mang đặc điểm của 2 loại rám má thượng bì và trung bì.
- Bớt sắc tố Ota: là bớt sắc tố bẩm sinh, biểu hiện những dát màu xanh đen phẳng hay màu nâu-lam xám hoà lẫn nhau hay những chấm màu nâu.
- Bớt sắc tố Hori: là bớt sắc tố mắc phải, vị trí hay gặp là vùng trán, hai bên má,hai bên thái dương, hai bên mí mắt và cánh mũi
- Bớt sắc tố Mongolian:là mảng sắc tố màu xanh –đen, không đối xứng, hay gặp ở vùng cổ, vai, mông.
Rối loạn sắc tố da điều trị ở đâu?
Lời khuyên dành cho người bị rối loạn sắc tố da là đến gặp chuyên gia để được tư vấn và điều trị theo phác đồ dựa trên: độ tuổi, giới tính, đặc thù công việc, mức độ bệnh, vị trí thương tổn, thời gian xuất hiện bệnh…
Hiện nay, để điều trị các vấn đề về sắc tố da thì không có phương pháp nào vượt qua được công nghệ laser. Tuy nhiên, cứ không phải bị rối loạn sắc tố da dùng laser là khỏi mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề chuyên gia, thế hệ laser được áp dụng, môi trường thăm khám điều trị…Do đó, để cải thiện sắc tố da, bạn nên chọn lựa địa chỉ uy tín để tránh “tiền mất, tật mang”. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết điều trị rối loạn sắc tố da ở đâu thì NHUNG SPA có thể là gợi ý hoàn hảo.
- NHUNG SPA là hệ thống trung tâm chăm sóc và điều trị các vấn đề da công nghệ cao 100% bác sĩ chuyên viên tại NHUNG SPA giỏi, giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản trong việc điều trị da. Những kĩ thuật chính xác, tỉ mỉ, sẽ hạn chế tình trạng biến chứng của khách hàng.
- Sử dụng công nghệ laser Melasma hiện đại với các phác đồ được nghiên cứu chuyên biệt trên từng tình trạng da khách hàng, đem lại hiệu quả dài lâu và đặc biệt an toàn.
- Cam kết sạch mọi loại chàm bớt, nám, rối loạn sắc tố da bảo hành trọn đời bằng văn bản.
Công nghệ Laser melasma, điều trị rối loạn sắc tố da, NHUNG SPA, rối loạn sắc tố da, rối loạn tăng sắc tố, Rối loạn tăng sắc tố da mặt